Muôn Màu Gia Vị

CÁCH LÀM 4 LOẠI NƯỚC CHẤM GỎI CUỐN AI CŨNG SAY ĐẮM

By May 5, 2020 May 19th, 2020 No Comments

Bạn hãy thử tưởng tượng rằng những món ăn như bì cuốn, gỏi, bún đậu,… mà thiếu đi các loại nước chấm thì sẽ như thế nào? Có thể vẫn sẽ ăn được nhưng vô tình đã làm mất đi sự tinh túy và đặc trưng của món ăn. Và với 4 cách pha nước chấm sau đây sẽ giúp bạn tận hưởng được trọn vẹn những gì tuyệt vời nhất khi thưởng thức chúng.

Nước chấm chua ngọt

Đầu tiên chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện món nước mắm chua ngọt nhé. Đây được xem là loại nước chấm phổ biến nhất hiện nay bởi khả năng linh hoạt khi sử dụng trong rất nhiều món ăn khác nhau mà vẫn giữ trọn được hương vị của món ăn. Một chút mặn, thêm chút ngọt và cả một chút chua chua thanh nhẹ thôi là đủ nâng tầm bữa ăn rồi. 

Nước mắm chua ngọt rất phù hợp để sử dụng chung với gỏi cuốn

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:

– 2 muỗng nước mắm loại ngon. Chọn nước mắm để làm nước chấm chua ngọt là một điều rất quan trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến thành phẩm. 

– 2 muỗng nước cốt chanh đã bỏ hạt. Đừng nên lựa trái quá già bởi sẽ cho ra ít nước và ảnh hưởng đến độ chua thanh nhẹ của món nước chấm.

– 3 muỗng đường.

– Khoảng 4 – 5 muỗng nước lọc.

– Một số loại gia vị khác như: Tỏi, ớt được băm nhuyễn hoặc xay sẵn.

Lưu ý: Bạn cần sử dụng các loại nước mắm có độ mặn vừa phải để tránh làm áp đi những vị khác của nước chấm. Nếu là nước mắm pha tại gia hoặc nước mắm truyền thống, bạn cần thêm một ít nước lọc để giảm mặn. Hoặc một lựa chọn khác là sử dụng những sản phẩm trên thị trường có độ mặn ít hơn, như Nam Ngư chẳng hạn.

Cách thực hiện món nước chấm này như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị một hỗn hợp gồm đường, chanh và nước lọc vào cùng với nhau rồi khuấy liên tục cho tới khi đường được tan hết. Ở bước này bạn có thể cho lượng đường hoặc chanh ít hơn so với nguyên liệu đã chuẩn bị. Điều này sẽ đề phòng trường hợp món nước chấm của bạn quá chua hoặc quá ngọt so với khẩu vị chung của bạn và cả gia đình.

– Bước 2: Bắt đầu cho nước mắm vào hỗn hợp trên, vừa cho vừa khuấy đều để chúng hòa một nhau thành một hỗn hợp mới. Giờ đây bạn hãy nếm thử xem món nước mắm này đã phù hợp với khẩu vị chưa. Có thể cho thêm chanh, đường, mắm hoặc nước lọc sao cho nước mắm được ổn nhất.  

– Bước 3:  Cho phần tỏi ớt băm đã chuẩn bị vào bát nước chấm trên. Sở dĩ bước này để cuối cùng là bởi phần tỏi ớt sẽ được nổi lên phía trên và giúp món nước chấm của bạn thêm phần đẹp mắt.

Nước mắm nêm

Fans của nước mắm nêm chắc hẳn sẽ rất hứng thú với sự kết hợp này đấy!

Mắm nêm gây ấn tượng cho người ăn bởi độ đậm đà, làm dậy lên cả vị giác và khứu giác không chỉ người ăn mà cả những người xung quanh. Tùy vào từng địa phương khác nhau mà sẽ có cách pha chế và mang hương vị có đôi chút khác biệt. Nhưng với cách pha nước mắm nêm này được xem là khá chuẩn và phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau. 

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

– Mắm nêm nguyên chất, chưa pha với bất cứ gia vị nào.

– 2 thìa nước mắm loại ngon. Do ở cách pha nước mắm nêm này bạn sẽ thực hiện qua nước mắm chua ngọt cho nên cũng cần sử dụng loại nước mắm Nam Ngư để càng làm tăng lên độ đậm đà của món nước chấm nhưng vẫn không làm mất đi đặc trưng của mắm nêm.

– 2 thìa đường.

– 2 thìa nước cốt chanh

– 1 thìa dấm

– Một số loại nguyên liệu khác như: Ớt, tỏi băm, sả xay, khóm (thơm, dứa) xay…

Cách thực hiện:

– Bước 1: Pha nước mắm chua ngọt với tỷ lệ nước lọc – nước mắm – đường – dấm là 4:2:2:1. Khuấy thật đều hỗn hợp này cho đến đường được tan hết rồi đến bước tiếp theo.

– Bước 2: Cho các nguyên liệu còn lại như ớt, tỏi, chanh, sả, hoặc khóm (nếu cần để làm tăng độ chua ngọt tự nhiên) thì cho vào bát nước mắm trên.

– Bước 3: Chia hỗn hợp thành nhiều chén nhỏ khác nhau và cho từ từ phần mắm nêm nguyên chất với lượng ít nhiều tùy vào khẩu vị của mỗi cá nhân. Với cách làm này sẽ giúp bạn tự điều chỉnh được lượng mắm nêm sao cho phù hợp với từng đối tượng người sử dụng mà không sợ mùi vị quá đậm hoặc quá nhạt đối với những bạn ở các vùng miền khác nhau. 

Nước tương bơ đậu phộng

Món nước chấm này rất khác lạ so với những món nước chấm trước đó cho nên sẽ rất thích hợp với những bạn mong muốn thay đổi khẩu vị và tìm một loại nước chấm mới. Quan trọng hơn hết là nguyên liệu và cách thực hiện của món nước chấm lại vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu:

– 50ml nước tương

– Khoảng 40-50gr bơ đậu phộng

– 1 thìa ớt băm (tùy thuộc vào sở thích của bạn) 

Cách thực hiện:

Cho bơ đậu phộng và nước tương đã chuẩn vào trong chảo trên lửa riu riu. Sau đó dùng muỗng khuấy nhẹ, tán từ từ phần bơ đậu phộng để bơ đậu phộng được trải đều trên toàn chảo. Cứ thực hiện như thế cho đến khi nước tương và bơ hòa quyện thành hỗn hợp thật mịn rồi nhắc xuống bếp đổ ra chén. Cho thêm vào hỗn hợp này phần ớt băm để tạo vị cay nhẹ, giúp món nước chấm thêm phần hấp dẫn.

Nước chấm tương đen

Gỏi cuốn và tương đen – sự kết hợp hoàn hảo

“Những gì tốt đẹp nhất phải để đến cuối cùng”, nước chấm tương đen chính là món nước chấm thích hợp nhất để dùng chung với gỏi cuốn tôm thịt hoặc bì cuốn. Hương vị ngọt ngào đậm đà kết hợp với độ bùi béo của tương đen chắc chắn sẽ là loại nước chấm mà bạn không thể nào bỏ qua được. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 300gr tương hột. Bạn có thể mua tương hột tại siêu thị hoặc trong các khu thực phẩm tại chợ.

– Khoảng 2 muỗng canh bơ đậu phộng để làm tăng vị béo cho món nước chấm.

– 2 muỗng canh đường trắng

– ½ muỗng cà phê giấm

– 1 muỗng canh dầu ăn

– Các loại nguyên liệu khác như: tỏi, hành tím, ớt được băm nhuyễn còn đậu phộng rang giã nhuyễn.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Cho khoảng 50ml nước lọc vào 300gr tương hột để tiến hành xay nhuyễn. Sau đó ta sẽ được một hỗn hợp khá đặc, lưu ý ở bước này bạn có thể điều chỉnh lượng nước ít hơn để phần tương đậu được xay ra sẽ đặc hơn. 

– Bước 2: Cho dầu vào chảo nóng rồi cho tiếp hành, tỏi để phi thơm. Lúc này bạn sẽ thêm vào phần tương đậu đã xay bên trên cùng với bơ đậu phộng và đường. Khuấy thật đều hỗn hợp này để trở thành một hỗn hợp mới, đồng nhất với nhau. Trong lúc khuấy bạn cần cho thêm khoảng 30 – 50ml nước lọc để pha hỗn hợp này lỏng và mịn màng hơn. Bạn có thể cho nhiều nước hơn tùy độ đặc của nước chấm mà bạn muốn sử dụng. 

– Bước 3: Đun sôi hỗn hợp thêm vài phút cho đến thấy được độ sánh mịn cần thiết thì cho nửa thìa giấm vào và đảo đều thêm một lần nữa. Món nước chấm tương đen đã hoàn chỉnh rồi đấy chỉ cần nhắc xuống, để nguội rồi cho đổ ra chén, rắc thêm đậu phộng giã nhuyễn và thưởng thức với món gỏi cuốn thôi.Từng loại nước chấm sẽ phù hợp với mỗi loại món ăn khác nhau, nhưng điểm chung của các loại gia vị này chính là một phần không thể nào thiếu được trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Chúc bạn sẽ thành công với món nước chấm của riêng mình và luôn có những bữa cơm thật ngon miệng nhé!

Leave a Reply