CÂU CHUYỆN CHIN-SU

Chủ tịch của nước mắm Chin-Su: Từ mì gói đến tỷ phú đô la

By January 19, 2021 September 25th, 2024 No Comments

Câu chuyện về cuộc đời của ông Nguyễn Đăng Quang rất thú vị. Xoay quanh từ khi ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc bán mì gói. Sau nhiều năm, ông đã gây dựng được đế chế bề thế của mình. Rất nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưu ái và tin tưởng. Trong đó phải kể đến nước mắm Chin-Su.

Chủ tịch của nước mắm Chin-Su: Từ mì gói đến tỷ phú đô la

1. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Khoa là người khá kín tiếng

Bloomberg nhận định có sự suy giảm tài sản của các tỷ phú Châu Á. Đặc biệt trong một năm khó khăn như 2020. Song nó lại tạo ra cơ hội cho sự trỗi dậy của những tỷ phú đô la mới. Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó có Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang của Masan Group.

Bloomberg cũng đề cập đến việc ông Quang sở hữu khi tài sản hng tỷ USD. Bloomberg ưu ái gọi Nguyễn Đăng Quang là “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam. Và nhấn mạnh con đường trở thành tỷ phú của vị doanh nhân này dựa trên mục tiêu đưa nước mắm và các đồ gia vị “bắt buộc phải có” vào trong căn bếp của mọi hộ gia đình Việt.

Ông Quang hiện là cổ đông chủ chốt của Masan Group với vốn hóa hiện đạt hơn 100.000 tỷ đồng (gần 4 tỷ USD). 

Dù không trực tiếp nhưng thông qua công ty liên quan và người thân, ông Nguyễn Đăng Quang đang nắm giữ tới gần 40% vốn điều lệ tại Masan Group.

2. Khởi nghiệp từ mì gói – xây dựng nước mắm Chin-Su

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, từng học tập và sinh sống ở Đông  u. Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990. Sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.

Sau một thời gian, ông Quang đã xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.

Bắt đầu với mì gói, ông Quang đã nhanh chóng mở rộng thị trường với nước mắm.

Bắt đầu với mì gói, ông Quang đã nhanh chóng mở rộng thị trường với nước mắm.

Đến năm 2002, nước tương Chin-Su ra đời, cũng là thời điểm ông Quang đưa Masan trở về quê nhà.

Trên đà thắng lợi, Masan tiếp tục cho ra mắt nước mắm Chin-Su vào năm 2003.

Xuất phát điểm từ mì gói, năm 2007, Masan đánh chiếm thị trường tiềm năng này bằng sản phẩm Omachi. 

Tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài đã được Masan chỉ rõ. Bằng cái bắt tay với đối tác chiến lược với Singha của Thái Lan năm 2015. Masan tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN.

Cuối tháng 9.2016, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi “Chin-Su Yod Thong” cho thị trường Thái Lan và cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm cùng loại ở “thủ phủ của nước mắm”.

Ngoài việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.

Do rất kín tiếng trong làm ăn, khối tài sản khó được thống kê chính xác.

Người sáng lập Masan chia sẻ, ông và những cộng sự của mình ước mơ xây dựng nên những thương hiệu hàng tiêu dùng không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn có khả năng vươn ra thế giới. Vị chủ tịch này tin rằng, nhiều người Việt Nam không thành công bởi họ cứ nghĩ mình không làm được.

Ông mong muốn có thể xây dựng nên một công ty mà ở đó mọi người đều có những giấc mơ lớn và nghĩ: Vietnam can do (Người Việt Nam làm được). “Tại sao không nghĩ là sẽ có nhiều người nước ngoài tự hào khi được làm việc trong một công ty Việt Nam mà cứ phải là làm việc cho Tây thì mới oai?”.

Ông Quang tâm sự, ở Masan có nhiều lãnh đạo cấp cao (cả người Việt và nước ngoài) từng làm việc cho các công ty nước ngoài lớn như P&G, Unilever và cả các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới. “Trước đây họ làm việc đơn thuần vì miếng cơm manh áo và chỉ là người làm thuê. Giờ họ cùng chúng tôi tạo dựng nên một công ty Việt Nam danh tiếng. Nơi mà những tập đoàn lớn nước ngoài cũng phải coi trọng. Họ chiến đấu vì ‘màu cờ sắc áo’. Và trở thành những người chủ cùng với chúng tôi”. Ông Quang và những thành viên sáng lập Masan đã khắc ghi một trong 4 giá trị cốt lõi của công ty là tinh thần dân tộc.

Ở khía cạnh kinh doanh, vị chủ tịch Masan có nét gì đó tương đồng với ông Nguyễn Mạnh Hùng. Người giữ chức vụ Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel. Cả ông Hùng lẫn vị chủ tịch Masan đều chia sẻ câu chuyện về giá trị Việt Nam. Một thị trường với hơn 85 triệu người, cùng nhiều nhu cầu chưa được thỏa mã. Họ cùng xem đây là nhân tố quan trọng giúp họ thành công. Họ đều tin người Việt Nam cũng có thể tạo nên những bài học kinh doanh độc đáo. Khiến người Mỹ, châu  Âu và nhiều nước khác cần phải học tập và nể phục.

Hãy tham khảo các món ngon khác tại đây nhé!

Leave a Reply