Chuyên gia cao cấp của Tập đoàn Masan đã đánh giá gừng Kỳ Sơn – một đặc sản miền Tây Nghệ An, “là loại gừng được sinh ra để dành cho nước mắm…”.
Ngày 25/5, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, Hội Đầu bếp Hoàng Gia, Liên Chi hội Phở Vân Cù, Hiệp hội Ẩm thực Pháp Việt, Hội Đầu bếp chuyên nghiệp TP. Phú Quốc, cùng với các nghệ nhân và đầu bếp Topchef đã có chuyến tham quan trải nghiệm tại hệ thống nhà thùng lớn nhất Việt Nam, nơi sản xuất nước mắm cốt với gần 500 thùng ủ chượp có sức chứa hơn 10.000 tấn cá mỗi năm của Nhà máy Masan Phú Quốc.
Tại đây, lịch sử ra đời và những chặng đường phát triển của dòng nước mắm Nam Ngư, Chin – Su đã được các chuyên gia cao cấp thuộc Tập đoàn Masan lược trình, trong đó những đặc sản vùng, miền như tỏi Lý Sơn, gừng Kỳ Sơn… được nhắc đến, là những gia vị đang giúp nước mắm – một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt thêm thăng hoa.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động tại hệ thống nhà thùng, Nhà máy Masan Phú Quốc trong ngày 25/5/2024.
Hệ thống nhà thùng ủ chượp nước mắm cốt của CHIN-SU đặt tại 3 nơi, bao gồm Masan Lagi (Phan Thiết), Masan PQ (Phú Quốc) và Masan Hậu Giang, với tổng sản lượng cá ủ chượp hơn 26.000 tấn mỗi năm. Riêng Nhà máy Masan Phú Quốc có tổng diện tích khoảng 22.000 m2, đang đặt gần 500 thùng gỗ ủ chượp với sức chứa khoảng 10.000 tấn cá. Ảnh: Nhật Phương
Theo chuyên gia cao cấp của Tập đoàn Masan, nguyên liệu cá cơm tươi để ủ chượp phải vượt qua 5 yêu cầu đánh giá, gồm tỷ lệ cá tạp, loại cá, độ muối, độ khô, độ tươi.. Cá được ướp với muối ngay trên thuyền, sau đó được loại bỏ tạp chất trong hỗn hợp cá – muối, rồi đưa vào thùng gỗ ủ chượp theo phương pháp gài nén. Các thùng ủ chượp nước mắm được đội ngũ chuyên gia theo dõi, kiểm soát chất lượng trong suốt 9 – 12 tháng. Ảnh: Nhật Phương
Nhà thùng Nhà máy Masan Phú Quốc kế thừa cách ủ chượp nước mắm cổ truyền, và từng bước phát triển hơn cho chất lượng nước mắm với các bước chuẩn hóa quy trình ủ chượp và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như: Chứng nhận CODEX HACCP:2003 Tiêu chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007 Chứng nhận hợp quy nhà máy MPQ – NPQ (QCVN 02-16:2012/BNNPTNT) Tiêu chuẩn môi trường ISO 14001:2015 Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 Chứng nhận EU Code…
Nguyên liệu đóng thùng ủ chượp chủ yếu từ các loại gỗ dẻo dai, thớ mịn, chịu độ mặn tốt, không độc hại và không có mùi lạ như bằng lăng, bời lời, dên dên. Các thùng gỗ ủ chượp chứa khoảng 1,5 tấn cá và muối với tỷ lệ 3 cá và 1 muối, được dán tem nhãn để kiểm soát chất lượng theo quy chuẩn nghiêm ngặt. Ảnh: Nhật Phương
Nghệ nhân ẩm thực nước ngoài nếm thử vị nước mắm cốt được chiết ra từ những thùng chượp tại hệ thống nhà thùng Nhà máy Masan Phú Quốc. Ảnh: Nhật Phương
Nước mắm chín được chiết rót và đóng chai tại Nhà máy Masan Phú Quốc đảm bảo thực hiện theo quy trình khép kín, trên dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế (ISO, HACCP). Ảnh: Nhật Phương
Chuyên gia của Tập đoàn Masan giới thiệu về những sản phẩm nước mắm Nam Ngư, Chin – Su vừa ra mắt người tiêu dùng, thể hiện sự đồng hành của Tập đoàn Masan với các đặc sản Việt Nam. Ảnh: Nhật Phương
Gừng Kỳ Sơn của Nghệ An là một trong những đặc sản vùng, miền được Tập đoàn Masan lựa chọn để tạo ra sản phẩm nước mắm Nam Ngư ớt gừng Kỳ Sơn. Ảnh: Nhật Phương
Theo bà Lê Thị Nga (áo xanh, ngoài cùng bên trái) – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), trong nhiều loại gừng của Việt Nam thì chỉ duy nhất gừng Kỳ Sơn là đủ vị và thơm nhất để tạo ra sản phẩm nước mắm Nam Ngư ớt gừng. Bà Lê Thị Nga đã nhận xét: “Có thể nói, gừng Kỳ Sơn là loại gừng được sinh ra để dành cho nước mắm”. Ảnh: Nhật Phương
Đánh giá rất cao chuỗi sản xuất nước mắm tại Nhà máy Masan Phú Quốc, ông Lã Quốc Khánh (đứng giữa, áo ngắn tay) – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã nói: Bằng các phương pháp truyền thống kết hợp công nghệ cao, thiết bị tốt, Masan đã cho ra đời những sản phẩm nước mắm ngon và lành, tạo ra được những giá trị mới cho văn hóa ẩm thực Việt Nam…”. Ảnh: Nhật Phương